Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
Xe công nghệ bao gồm những gì crossorigin="anonymous">

Xe công nghệ bao gồm những gì

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết Xe công nghệ bao gồm những gì.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Be Group, cho rằng tài xế xe công nghệ đang chịu thiệt thòi và có thể con cháu chúng ta phải trả giá cho việc này trong tương lai.

Bạn đang xem: Xe công nghệ bao gồm những gì

 

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Be Group, cho rằng tài xế xe công nghệ đang chịu thiệt thòi khi về già hết tuổi lao động, không có bảo hiểm, hưu trí. Có thể con cháu chúng ta phải trả giá cho việc này trong tương lai và đã đến lúc xã hội nên nhìn nhận lái xe công nghệ là nghề nghiệp nghiêm túc.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Be Group, cho rằng bản thân khởi nghiệp vì lòng tự tôn dân tộc và muốn đóng góp gì đó cho đất nước. Ông tin rằng người Việt có thể phát triển công nghệ, tạo ra sản phẩm tốt cho chính người Việt.

Với ứng dụng gọi xe “be”, ông cho biết đặt hết tâm huyết của mình để mong rằng nó sẽ tạo ra một hệ sinh thái, đóng góp cho sự phát triển của các địa phương, giúp cộng đồng tài xế được công nhận là một nghề, được hưởng phúc lợi, bảo hiểm xứng đáng với công sức bỏ ra.

Thời điểm này, “be” đã có trên 3 tháng ra mắt thị trường với những thành công được coi là “thần kỳ”. Nhân dịp này, ông Trần Thanh Hải đã có cuộc trả lời phỏng vấn Zing.vn.

– Niềm vui lớn nhất của ông sau 3 tháng “be” ra mắt là gì?

– Điều vui nhất và ấn tượng nhất của chúng tôi là sự đón nhận của thị trường. Chúng tôi đã có nhiều khuyến mại, marketing cho sản phẩm… nhưng lượng khách hàng đến tự nhiên rất tốt, tăng trưởng nhanh. Rõ ràng “be” đang dành được tình cảm nhất định của thị trường.

– Ông có thể tiết lộ những “quả ngọt” ban đầu của “be” sau 3 tháng được không?

– Chúng tôi thực sự không nghĩ rằng chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi chính thức triển khai dịch vụ đã đạt mốc 1 triệu chuyến đi. Đó là niềm hạnh phúc đối với chúng tôi. Và đến giờ phút này đã vượt qua ngưỡng 5 triệu chuyến. Đây là con số rất hấp dẫn. Số lượng các chuyến xe và lực lượng tài xế không ngừng gia tăng.

– Hồi ra mắt “be”, ông có nói rằng không lấy thị phần bằng giá rẻ, không có những chuyến đi 0 đồng. Có vẻ như “be” sẽ bắt đầu khó khăn hơn, đặc biệt là so với nhiều doanh nghiệp ngoại “đốt tiền” đổi lấy thị phần?

– Thực sự đó là khó khăn, nhưng chúng tôi có tư duy phát triển bền vững. Không thể nào có mô hình kinh doanh với chuyến đi 0 đồng, chuyến đi giá rẻ, hay phá giá… bởi không thể kéo dài lâu. Những mô hình mà hôm nay giá rẻ, chắc chắn một ngày nào đó, trong tương lai gần, khi các đối thủ đã “chết” thì họ sẽ tăng giá.

Chúng ta đã nhìn thấy gần đây khi một trong những đối thủ cạnh tranh bị loại ra khỏi thị trường, doanh nghiệp khác đã tăng giá nhiều hơn, đột biến hơn đặc biệt trong giờ cao điểm. Rõ ràng dịch vụ không còn rẻ nữa, mà giá rất đắt.

*

Góc độ của “be”, chúng tôi thu phí làm sao cho hợp lý, không đắt, nhưng không thể nào quá rẻ được. Đồng thời, chúng tôi là ứng dụng mới nên cũng có các chương trình khuyến mại hấp dẫn khách hàng, để họ trải nghiệm dịch vụ, để họ biết doanh nghiệp Việt cũng có thể làm được trong lĩnh vực này. Chúng tôi kỳ vọng người dùng sẽ yêu thích sản phẩm của chúng tôi hơn.

– Điều gì sẽ giữ chân khách hàng ở lại lâu dài với “be” hơn?

– Tôi nghĩ với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, điều giữ chân khách hàng ở lại lâu dài là chất lượng. Hiện nay, chúng tôi tăng trưởng khá tốt và không phủ nhận những bất cập trong quá trình vận hành. Nhưng điều tiên quyết ở “be” là luôn cố gắng tập trung vào chất lượng. Chúng tôi càng ngày càng cải thiện điều này và tin rằng sẽ làm người tiêu dùng ngày càng gắn bó.

Điều quan trọng nữa, chúng tôi luôn lấy tài xế làm gốc. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới mô hình kinh doanh mà bản thân người tài xế phải ổn định về cuộc sống. Đồng thời, chúng tôi tin rằng có một lực lượng tài xế ổn định, gắn bó, trung thành, đồng hành cùng “be” mở rộng thị trường, sẽ giúp cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Khi quyền lợi của tài xế gắn liền với sự phát triển của “be”, gắn liền với tiêu chí chất lượng thì họ cũng phải có những ứng xử, hành xử đúng mực, để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

XEM THÊM:  Các loại xe oto 5+2 chỗ

Với tôn chỉ đó, chúng tôi tin rằng sẽ nhận được tình yêu, tình cảm của khách hàng, đồng thời bảo đảm cuộc sống của tài xế tốt hơn.

– Gọi xe công nghệ ở Việt Nam đã phát triển khá lâu, nhưng vẫn chưa định hình được tài xế là nghề hay không. Ông có thể chia sẻ thêm việc coi tài xế là một nghề ở “be” được không?

– Mục tiêu dài hạn của “be” là muốn xã hội công nhận các tài xế lái xe công nghệ là một nghề. Đã là nghề thì họ phải được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động. Chúng tôi cũng cần làm sao để bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của anh em tài xế tốt hơn, và họ được tôn vinh.

Đã là một nghề thì mình phải tôn trọng họ, bởi họ cũng bỏ sức lao động 9-12 tiếng một ngày. Chúng tôi đang đẩy mạnh hơn nhận thức của xã hội, để trân trọng hơn nghề tài xế xe công nghệ.

*

– Vậy đã có bao nhiêu tài xế gia nhập “be” sau chỉ 3 tháng ra mắt?

– Số lượng tài xế đã lên tới vài chục nghìn người. Số người hoạt động thường xuyên là gần 20.000 anh em. Chúng tôi đang phát triển rất tốt lực lượng tài xế, và kỳ vọng trong năm nay sẽ thu hút được khoảng 100.000 người.

– Với tốc độ phát triển nhanh như vậy có điều gì gây khó khăn cho “be” không?

– Thực sự còn nhiều khó khăn, chúng tôi còn non trẻ, công ty thành lập chưa đầy 9 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin nhất định vào những gì mình làm là đúng. Việc đúng là việc đem lại lợi ích cho xã hội nói chung, và anh em tài xế nói riêng. Chúng tôi tin sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng và cộng đồng tài xế công nghệ.

– Ông có thể chia sẻ mục tiêu của “be” trong năm nay? Hãng sẽ không chỉ dừng ở Hà Nội hay Sài Gòn?

– Chắc chắn, kế hoạch năm nay chúng tôi sẽ phát triển ít nhất tại 20 tỉnh thành.

*

Với tư cách là công ty vận tải ứng dụng công nghệ, chúng tôi làm việc với chính quyền các địa phương, trên cơ sở đặt vấn đề tập trung phát triển mạng lưới vận tải để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đa dạng hóa dịch vụ và đồng thời đóng góp vào nguồn thu của tỉnh nhà.

Chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác với các công ty vận tải tại địa phương để cung cấp nền tảng dịch vụ. “be” là một nền tảng hơn là ứng dụng, chúng tôi cho phép rất nhiều đơn vị phù hợp cùng khai thác chứ không “độc tôn”. Ngoài ra, “be” sẽ đưa ra các nền tảng về giao vận như hàng hóa, đồ ăn, cũng có thể phát triển thêm dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài chính.

Chúng tôi thường động viên anh em trong công ty rằng mình là người đến sau, nên phải cố gắng đi nhanh để bắt kịp các ông lớn đã có mặt trên thị trường.

– Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của các thị trường tỉnh, thành phố, khi thị trường vận tải công nghệ chưa phát triển?

– Tiềm năng về vận tải ở Việt Nam còn rất lớn. Theo báo cáo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, doanh thu thị trường gọi xe công nghệ đạt 500 triệu USD/năm. Tuy nhiên, 93% số dự báo đến từ 2 thành phố là Hà Nội và TP.HCM. Nói như vậy, tất cả tỉnh, thành phố khác chiếm 7%.

Chúng tôi tin rằng con số thực tế lớn hơn 7% rất nhiều, tiềm năng các thị trường chưa được khai thác triệt để. Giao thông vận tải là thiết yếu, ở đâu chúng ta cũng có nhu cầu đi lại, vận chuyển. “be” sẵn sàng phục vụ đồng bào trên các chuyến đi, nhu cầu giao vận như vậy.

Xem thêm: Ôtô Xe Máy Việt Nam – Tạp Chí Thế Giới Tuổi Thơ

– Chính phủ đang có sự băn khoăn về câu chuyện định danh doanh nghiệp gọi xe công nghệ nước ngoài tại Việt Nam. “be” đang là minh chứng tốt cho việc vận tải công nghệ vừa có thể dễ quản lý, vừa phát triển vận tải, vừa ứng dụng công nghệ cao. Ông có thể chia sẻ về điều này không?

– Chính xác. Trước khi “be” ra đời, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam và kinh doanh thành công trong lĩnh vực này, nhưng hiện tại luật của chúng ta chưa bắt kịp xu thế công nghệ nên tạo ra một số điểm chưa thực sự phù hợp. Hiện tại có 2 khái niệm là xe công nghệ và taxi truyền thống.

Khi be ra đời, chúng tôi đau đáu tìm ra một giải pháp vừa có thể tồn tại được nhưng vẫn tuân thủ luật pháp, kinh doanh minh bạch giúp cơ quan chức năng có thể quản lý từ các số liệu, chuyến đi, như tất cả công ty vận tải truyền thống khác. Ngược lại, dựa trên những công nghệ tiên tiến hiện tại, chúng tôi có thể tối ưu hóa vận hành, từ đó giảm giá thành xuống nhưng nâng cao chất lượng, chuỗi cung ứng, để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

XEM THÊM:  Bảng giá xe gmc 2021 mới nhất

Rõ ràng từ những việc đó, chúng tôi chứng minh “be” không phải là công ty công nghệ đơn thuần, mà là công ty vận tải có thể áp dụng được tất cả nền tảng tiên tiến nhất, để tối ưu hóa dịch vụ.

Vì vậy, khi “be” vào thị trường, chúng tôi làm ranh giới giữa công ty vận tải và công ty công nghệ ngày càng rõ ra. Không thể nào lập lờ được 2 loại hình này. Chúng tôi hy vọng cơ quan quản lý, những nhà làm luật tham khảo mô hình của “be” và có thể thấy đây là loại hình vận tải, có thể quản lý nó để không bị lạc hậu với thế giới, nhưng vẫn bảo đảm thuế của Nhà nước phải đóng đủ, phát triển của toàn ngành phải đảm bảo. Điều quan trọng nhất là công bằng với tất cả doanh nghiệp khác bao gồm cả taxi truyền thống trên thị trường này.

– Nhận mình là doanh nghiệp vận tải, “be” đang chịu rằng mình sẽ phải làm nhiều việc hơn các đối thủ?

– Tôi nghĩ cái gì cũng phải đúng bản chất của nó. Ngành công nghiệp chuyên chở khách bằng xe dưới 9 chỗ trở xuống vẫn đang tăng trưởng 30-40%/năm. Tuy nhiên, thuế liên quan đến ngành không hề tăng trưởng 30-40%/năm. Cơ quan quản lý cần phải xem xét lại điều đó.

Chúng tôi vào một thị trường đã hình thành 3 năm nay, rất khó khăn khi phải thay đổi cách nhìn nhận của người tiêu dùng, của cơ quan quản lý Nhà nước, thay đổi cách nhìn nhận của anh em tài xế.

Tôi thấy các anh em tài xế thường được gọi là tự doanh hay một vài tên gọi khác, giống như một tấm bình phong. Một số hãng trả tiền cho tài xế theo từng cuốc xe nhưng không hề có trách nhiệm bảo hiểm. Tôi nhấn mạnh rằng rồi xã hội của chúng ta sẽ đi đến đâu, nếu tất cả người tham gia các hệ sinh thái này đến tuổi nghỉ hưu. Các thế hệ con cái của chúng ta, 15-20 năm nữa, sẽ phải trả giá cho sự dễ dãi của chúng ta ngày hôm nay.

*

Những người lái xe này khi hết tuổi lao động, ai sẽ nuôi họ bởi không được đóng bảo hiểm, cũng không có phúc lợi doanh nghiệp. Do đó, đến ngày nào đó, xã hội sẽ gặp vấn đề, con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho những chuyến xe công nghệ giá rẻ, giá 0 đồng hôm nay.

Quay lại câu chuyện taxi công nghệ có rẻ hay không, quan điểm của tôi là không rẻ chút nào bởi chúng ta phải trả giá nó đến thế hệ sau. Điều đó là không nên, chúng ta phải nhìn nhận giá phải đúng, trả được bảo hiểm, trả được phúc lợi cho người tài xế. Tất cả các bên tham gia đều phải có trách nhiệm với vấn đề đó.

– Như vậy Chính phủ cần ứng xử như thế nào với tài xế xe công nghệ hiện nay?

– Chính phủ cần nhìn nhận đây là một nghề, như bao nghề khác. Họ phải được bảo vệ, phải có cơ chế trong luật lao động. Đơn vị tham gia phải đóng góp hoặc xây dựng một quỹ nào đó bảo vệ người tài xế về lâu về dài.

Khi các hãng taxi truyền thống phải trả bảo hiểm, tiền thuế cho tài xế, ví dụ là 10 đồng. Anh nào đó tham gia thị trường này mà không trả các khoản đó và cho rằng giá chỉ đáng 7 đồng. Vấn đề là thất thoát, cả xã hội sẽ trả giá cho 10-20 năm sau. Rồi cũng đến những ngày đó thôi nên chúng ta phải tích cóp tiền từ bây giờ, để các anh em tài xế có khoản hưu trí, an sinh xã hội sau này.

– Ông là người đã thành công với nhiều startup công nghệ. Tại sao ở tuổi không còn trẻ, ông lại hứng thú với một lĩnh vực như thế này? Startup ở tuổi này có khó khăn gì không?

– Cho đến giờ phút này, tôi được coi là startup tương đối “già”. Với 20 năm, trải qua nhiều công ty nhỏ có, to có, tôi nghĩ mình may mắn khi có những thành công nhất định.

*

Đến giờ phút này, tôi không quá đặt nặng mình phải đi làm kiếm tiền. Tôi luôn luôn nói với anh em rằng chúng ta là những người tương đối may mắn so với những người khác, do đó, việc chúng ta làm sẽ phải mang ý nghĩa.

XEM THÊM:  Giá xe ô to yamaha

Đối với tôi, kiếm tiền không phải là là tất cả, cá nhân tôi cũng không có nhu cầu tiêu nhiều tiền. Nhưng nếu chúng tôi làm một việc mà có ý nghĩa lâu dài hơn sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi rất nhiều.

Tôi cũng may mắn gặp được nhiều người cùng suy nghĩ và bắt tay thực hiện công việc có lý tưởng, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Chưa đóng góp nhiều cho đất nước, nhưng với việc làm của be, chúng tôi muốn đóng góp điều gì đó cho xã hội. Chúng tôi muốn đặt Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới và chứng minh người Việt Nam có thể làm tốt việc này trong khu vực, chứ không phải chỉ người nước ngoài mới có khả năng. Đó là cái tôi của người Việt. Trên đất Việt, chúng tôi làm được, và nếu chúng tôi làm đúng thì sẽ rất nhiều người ủng hộ.

– Ông có cho rằng mình đã chọn một lĩnh vực khó để khởi nghiệp hay không, khi tham gia cuộc chơi với nhiều doanh nghiệp gọi xe công nghệ ngoại sừng sỏ?

– Khó hay dễ là do mình định lượng, tôi thấy lĩnh vực nào cũng khó. Chính các công ty nước ngoài chỉ cho ta bài học khi họ từng thắng các ông lớn gọi xe của Mỹ, châu Âu. Ví như Uber vào Nga bị một hãng nội địa đánh bại. Hay Uber vào Trung Quốc cũng bị một hãng của nước này đánh bại. Uber vào Đông Nam Á cũng bị một hãng của khu vực đánh bại. Vậy tại sao chúng ta không thể làm chủ trên chính sân nhà của mình.

Có một ngạn ngữ là “local champion”, nghĩa là những người địa phương luôn thắng, vì có sự am hiểu “sân nhà” và có sự ủng hộ của cộng đồng. Riêng ngành này tôi thấy không quá khó thắng, bởi tài xế là của ta, tài sản đang lưu hành cũng là của ta, khách hàng lại là người Việt ta. Doanh nghiệp nước ngoài không có tài sản ở Việt Nam, không đầu tư nhiều chất xám, chỉ bỏ tiền ra khuyến mại… đó là lý do mà chúng tôi tự tin không coi là khó.

– Ông có nghĩ điều hành một doanh nghiệp vận tải công nghệ khó hay không? Bằng chứng là nhiều nhân sự trên thị trường tưởng chừng rất giỏi phải bỏ cuộc sớm?

– Như tôi đã nói, bất cứ lĩnh vực nào cũng có cái khó riêng. Vấn đề là người lãnh đạo phải có quyết tâm và niềm tin đến cùng.

Còn việc thay đổi nhân sự, quyết định cho ai đi tiếp hay không, thay đổi chiến lược là bình thường trong bất kỳ doanh nghiệp nào.

Đặc biệt, với một số doanh nghiệp nước ngoài, chuyện cho nhân sự đi hay ở, giữ ai bỏ ai chỉ là bài toán con số, bài toán nhỏ trong cả một bài toán khu vực, và những yếu tố khác như tình cảm, cống hiến, thâm niên không còn quan trọng.

Đơn giản họ thấy không hiệu quả là sẽ thay thế, không mang lại lợi nhuận là họ cắt lỗ hay bán ngay. Tôi thật sự không quá ngạc nhiên về vấn đề này.

*

– Trong tương lai, ông có mong muốn mình trở thành một unicorn (doanh nghiệp startup trị giá trên 1 tỷ USD) hay không?

– Với tôi, khái niệm công ty unicorn hay không thì ở mức độ thành công to hay bé. Ước mơ thì ai cũng có. Tất nhiên, chúng tôi ước mơ “be” không chỉ thành công ở Việt Nam mà còn vươn tầm khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi muốn tập trung vào sản phẩm, làm tốt việc của mình. Còn tất cả điều khác chắc chắn sẽ đến, khi các việc nhỏ trước mắt được hoàn thành thật tốt.

Mọi thứ trong đầu tôi chỉ là 6 tháng sau “be” là gì, 12 tháng sau đạt được gì. Tôi tập trung và không nghĩ thứ gì khác.

Xem thêm: Bán Xe Ô Tô Giá Từ 57 Triệu Đến 70 Triệu Trên Toàn Quốc, Mua Bán Xe Oto Giá Dưới 60 Triệu Mới Và Cũ

– Chưa bao giờ đất nước có phong trào khởi nghiệp nở rộ như bây giờ. Là người có nhiều kinh nghiệm, nếu được nhắn nhủ các bạn trẻ startup Việt, ông sẽ nói điều gì?

– Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn startup cơ hội hiện tại của đất nước rất nhiều. Các bạn hãy chọn một cái gì đó để khởi nghiệp, nhưng phải tin, phải sống với nó, phải có tình yêu và kiên định đi đường dài với sản phẩm mình làm ra; phải cố gắng làm hết mình, đừng làm theo một trào lưu, đừng đầu voi đuôi chuột. Tôi tin chắc các bạn sẽ thành công.

Chuyên mục: công nghệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<