Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
nào mình cùng lên xe buýt crossorigin="anonymous">

nào mình cùng lên xe buýt

Bạn đang xem: nào mình cùng lên xe buýt Tại Clix.vn

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết nào mình cùng lên xe buýt.

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp nào mình cùng lên xe buýt hay nhất được tổng hợp bởi clix.vn

Một không khí náo nhiệt, sôi động, trẻ trung, đậm chất sinh viên với những bất ngờ thú vị. Đó là những cảm nhận của người xem khi được hòa nhịp cùng Hành khách cuối cùng (HKCC).

Những dư âm từ một chương trình đậm chất sinh viên

Hành khách cuối cùng là một sân chơi mới lạ, có nhiều yếu tố bất ngờ, khá đặc biệt so với các game show hiện nay. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã có không ít ý kiến trái chiều về trò chơi dùng quyền thử thách. Đặc biệt là trò chơi cắt tóc tốc hành đã có những ý kiến rất thẳng thắn, không hài lòng.

Theo độc giả Đỗ Thế Anh “Ở nước ta “cái răng cái tóc là vóc con người” ai ai cũng biết, tại sao lại chỉ định người con gái đang có mái tóc đẹp, dài mượt phải cắt tóc theo kiểu nam giới?… Mặc dù những phần sau của trò chơi, các câu hỏi là rất tốt, nhưng lòng người xem đã chán nản nên cũng không còn thấy thú vị nữa” hay như độc giả Đinh Tuấn Vinh đã viết “Tôi nghĩ rằng dù là vui chơi và có sự đồng ý của người chơi nhưng khi can thiệp vào cơ thể của con người thì thật không phải hay lắm” (Nguồn VTV).

Tất cả những ý kiến thắc mắc và góp ý này cũng là điều Ban biên tập đã dự đoán trước. Biên tập viên Lê Hường – người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình HKCC cho biết “Trước khi quyết định áp dụng các trò chơi theo format gốc, chúng tôi đã cân nhắc và tham khảo ý kiến sinh viên, giáo viên phụ trách Đoàn của các trường. Một số trò chơi dùng quyền thử thách được họ coi là rất hay như “Nụ hôn” (một bạn nam khi tham gia chơi phần này sẽ phải hôn một bạn nữ bất kỳ trong cùng đội đã được chỉ định, cho dù có người yêu đi cùng) xét thấy không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam nên đã không được chọn.

Về thử thách cắt tóc, chúng tôi đã Việt hóa nó bằng việc lựa chọn những kiểu tóc ngắn thật đẹp của các ca sỹ, diễn viên… nổi tiếng đang được các bạn trẻ yêu thích (trong khi ở Argentina, người ta còn đưa ra những kiểu tóc rất “sốc” như kiểu cạo nửa đầu). Hơn nữa, chuyên gia cắt tóc trong HKCC còn là một người nổi tiếng ở Hà Nội – anh André Lecharoux. Bình thường, để có được kiểu tóc mới tại tiệm của chuyên gia này, bạn sẽ phải trả số tiền không nhỏ, vài trăm nghìn đến cả triệu đồng”.

XEM THÊM:  xem lịch sử tin nhắn viber

Chấp nhận thử thách cắt tóc trong HKCC không có nghĩa là bạn sẽ phải nhận một kiểu tóc xấu xí mà là một gương mặt mới, một hình ảnh mới. Điều quan trọng là bạn có sẵn sàng đón nhận nó hay không. Người dẫn chương trình luôn luôn nhắc nhở người chơi phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định tham gia thử thách. Phần thử thách không có tính chất quyết định kết quả cuối cùng của cuộc thi. Người chơi có thể từ chối không tham gia phần thử thách này và thay đổi ý định ngay cả khi đã ngồi trên ghế cắt tóc.

Một số bạn nữ sau khi cắt tóc đã rất hài lòng vì nhận được lời khen xinh hơn. Thực chất, thử thách cắt tóc muốn kiểm tra sự tự tin và mạnh dạn của các bạn trẻ. Bởi nhiều khi các bạn sinh viên đang sở hữu những mái tóc dài và cũng rất muốn được “làm mới” gương mặt của mình bằng một kiểu tóc ngắn giống như của ai đó để xem mình có phù hợp với nó hay không. Nhưng chưa chắc bạn đã “ dám” tự mình đến tiệm cắt tóc. Và HKCC như một động lực giúp họ có thể vượt qua chính mình.Theo quan niệm cũ, những người có mái tóc dài trông sẽ nữ tính hơn, dịu dàng hơn, nhưng không ai có thể phủ định một mái tóc ngắn là không có nữ tính và không dịu dàng.

Hành khách cuối cùng và những điều chưa biết

Sân chơi được Việt hóa từ Argentina: Dựa theo format của chương trình The Last Passenger (tên tiếng Tây Ban Nha là El Último Passajero) của Argentina, HKCC là sân chơi mới, dành cho đối tượng thanh niên. Đây là nơi để các bạn trẻ rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần tập thể.

Chương trình gốc ra đời từ năm 2005, được truyền hình trực tiếp với thời lượng là 180 phút (về Việt Nam là 45 phút). Vì thế, nội dung chương trình gốc có tính tương tác cao. Ví dụ, khán giả có thể nhắn tin bằng hệ thống SMS để bình chọn cho một trong ba đội sẽ được tham gia phần chơi đầu tiên (khác với Việt Nam là thông qua hình thức các đội bấm chuông, hay chọn ra ba em nhỏ của ba đội sau đó oẳn tù tì), hoặc có thể gọi điện thoại để dự đoán đội thắng cuộc.

XEM THÊM:  xe phương trang đi vũng tàu

Việt Nam ghi hình liên tục 52 số/năm còn tại Argentina vì là chương trình trực tiếp chỉ tổ chức định kỳ 6 tháng/năm. Hiện nay, trên thế giới có ba nước đã mua bản quyền The Last Passenger, đó là Chi Lê (nước thứ hai ở châu Mỹ Latinh) cùng hai nước ở châu Á là Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Do thời lượng phát sóng một chương trình tại Việt Nam chỉ bằng 1/4 so với format gốc nên số lượng các trò chơi trong chương trình cũng như các quyền thử thách được rút ngắn lại và được Việt hoá cho phù hợp.

Tiêu chí tham gia: Tất cả các bạn sinh viên muốn tham gia chương trình HKCC sẽ phải làm một bài test tại các trường họ đang theo học. 52 chương trình trong vòng một năm, tương ứng với 156 đội tham gia.

Như vậy, không chỉ có các trường Đại học, Cao đẳng mà mỗi trường có thể đăng ký hai đội chơi. Vì là chương trình dành cho các bạn trẻ nói chung nên tiến tới HKCC sẽ mở rộng đối tượng là các bạn thanh niên ở các cơ quan, đoàn thể. Yêu cầu chung là các bạn trẻ phải có sức khoẻ, có khả năng cảm thụ âm nhạc, có kiến thức về văn hoá và xã hội. Mỗi phần chơi trong HKCC đều nhằm một mục đích riêng để thử thách sự tự tin và kiểm tra kiến thức và sự hiểu biết của người chơi

Bài hát của chương trình: Bài hát riêng của chương trình có tên là Sát cánh bên nhau do nhạc sĩ Sĩ Luân sáng tác. Ngoài ra, còn có câu hát “Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé” được xem như một câu khẩu hiệu để cổ vũ cho tinh thần của các đội chơi, đồng thời cũng nói lên giải thưởng của chương trình.

XEM THÊM:  xe bán tải nào tiết kiệm nhiên liệu nhất

Đi du lịch với HKCC: Theo đúng fomat và tính chất của chương trình, đội chiến thắng có thể đi du lịch ngay trong đêm hôm đó. Các bạn sinh viên đã chuẩn bị ba lô và sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào sau khi thắng cuộc.

Địa điểm du lịch được ban biên tập đưa ra cho các bạn chọn có thể là Tuần Châu, Hạ Long… Mỗi chuyến du lịch cho đội giải nhất là 15 triệu đồng. Các đội không được nhận giải thưởng bằng tiền mặt. Êkip của chương trình sẽ đi cùng để làm phóng sự về chuyến đi và được phát sóng vào số sau. Giải thưởng cho hai đội còn lại, sẽ là: giải nhì 4 triệu đồng và giải ba 2 triệu đồng. Còn đồng giải nhì thì mỗi đội được 3 triệu đồng. Nhưng theo fomat gốc thì hai đội còn lại sẽ không có giải thưởng.

Beto: Là logo của chương trình đồng thời là hình tượng của một thanh niên. Theo ý tưởng format của Argentina (và cũng được áp dụng ở các nước khác thuộc châu Mỹ Latinh), Beto được hình tượng hóa là người dẫn đường cho các đội chơi trong mỗi chuyến du lịch. Họ lấy cái tên này đơn giản chỉ vì Beto là một tên gọi dễ gần ở Argentina. Do HKCC được mua lại bản quyền nên tên gọi nhân vật Beto được giữ nguyên.

Những con số ấn tượng: 3 chiếc xe bus, 15 người/đội chơi, 60 người cổ vũ/đội chơi, 9 máy quay (là một chương trình sử dụng nhiều máy quay nhất so với các game show hiện nay của Đài TH Việt Nam, tính riêng trên xe bus đã có ba cái máy quay), 3 người trợ lý (nữ) mặc trang phục ứng với từng đội làm nhiệm vụ cổ vũ và khuấy động tinh thần các bạn chơi, 3 người trợ lý (nam) mặc áo đen phụ trách khán giả mỗi đội chơi.

Địa điểm trường quay: nhà A3 Triển lãm Giảng Võ – một sân khấu đủ lớn để ba chiếc ô tô bus có thể ra vào được. Đây là một địa điểm mà không phải bất cứ nhà thi đấu nào cũng thích hợp để tổ chức sản xuất và ghi hình cho HKCC.

Theo Trần Kim Anh Thế Giới Điện Ảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<