crossorigin="anonymous">

Xe ô tô không có điện

Bạn đang xem: Xe ô tô không có điện Tại Clix.vn

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết Xe ô tô không có điện.

Sẽ thật khó chịu khi bạn chuẩn bị đi làm vào buổi sáng nhưng xe ôtô đề không nổ hoặc khó nổ; hay bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng khi xe của bạn bị chết máy đột ngột lúc đang di chuyển trên đường nhưng sau đó không thể đề nổ lại được. Cho dù chiếc ô tô của bạn đã cũ hay còn mới thì bạn đều có thể phải trải qua đôi ba lần cảm giác thất vọng này. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến xe ô tô không đề được hoặc khó nổ máy lại khá đơn giản.

Tất nhiên vẫn có những nguyên nhân khác có thể xảy ra mà Phúc Khôi sẽ giúp bạn làm rõ thông qua những hiện tượng và những dấu hiệu thực tế mà bạn có thể tự kiểm tra. Trong bài viết này, Phúc Khôi sẽ giúp bạn thu hẹp mọi khả năng để tìm ra chính xác nguyên nhân mà xe ô tô của bạn đang gặp phải và cách khắc phục. Để tìm ra chính xác nguyên nhân xe ôtô đề không nổ thì điều đầu tiên chúng ta cần hiểu được động cơ NỔ cần những điều kiện nào?

 

*

 

Mục lục

2 1. Phần điện: xe ôtô đề không nổ do bình ắc quy yếu điện2.2 – Xe ô tô để lâu không nổ máy được3 2. Phần điện: xe ôtô không đề được do trục trặc hệ thống nạp4 3. Phần điện: xe ô tô không nổ máy được do trục trặc hệ thống khởi động (củ đề)5 4. Phần điện: xe ô tô đề không nổ do trục trặc hệ thống đánh lửa động cơ6 5. Phần điện: không đề được xe ô tô do chìa khóa hết pin7 6. Phần nhiên liệu: xe ôtô đề khó nổ do trục trặc hệ thống cấp nhiên liệu

Để động cơ đề nổ được cần những điều kiện nào?

Một chiếc xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong cần có đủ 6 điều kiện sau để có thể vận hành:

Điện – điện tử: để vận hành động cơ, máy đề và đánh lửa bugi đốt cháy nhiên liệuNhiên liệu: xăng hoặc dầu dieselKhông khí: nhiên liệu không thể cháy nếu không có ôxi từ không khí hòa trộn với nóSự liên kết các bộ phận cụm động cơ bởi dây curoaĐủ dầu bôi trơn động cơĐủ nước làm mát động cơ

Nếu thiếu một trong 6 điều kiện trên thì động cơ đều không thể nổ được. Sau đây chúng ta cùng lần lượt kiểm tra từng điều kiện trên xem chính xác nguyên nhân chiếc xe của bạn không thể đề nổ là do đâu.

Bạn đang xem: Xe ô tô không có điện

Lưu ý: Nếu bạn cố gắng khởi động động cơ và bạn nghe thấy máy đề vẫn hoạt động nhưng xe ôtô đề không nổ được thì bạn tránh để máy đề hoạt động liên tục quá 15 giây. Hãy để máy đề được nghỉ trước khi bạn thử lại nếu không sẽ có thể xảy ra những hỏng hóc với bộ đề của bạn.

1. Phần điện: xe ôtô đề không nổ do bình ắc quy yếu điện

 

*

 

Nếu xe ôtô đề không nổ thì nguyên nhân phổ biến nhất và hay xảy ra nhất (chiếm đến 60-70%) đó là vì xe của bạn bị hết điện do bình ắc quy yếu hoặc đã hỏng. Thật may mắn thay, nguyên nhân phổ biến này lại là nguyên nhân dễ khắc phục với chi phí thấp.

Nếu bạn cố gắng khởi động động cơ ô tô nhưng không được và nhìn thấy ít nhất một trong những dấu hiệu sau thì rất có thể bình ắc quy của bạn đã bị hết điện:

– Xe ô tô đề không nổ kêu tạch tạch

Xe ôtô không đề được kêu tạch tạch là do âm thanh của rơ le đề phát ra. Do điện ắc quy bị yếu nên chỉ có thể đóng rơ le đề nhưng không đủ điện áp để làm quay máy đề và đánh lửa bugi khởi động động cơ.

XEM THÊM:  Xe ô tô được ưa chuộng nhất tại việt nam

Cũng có trường hợp ắc quy yếu nhưng chưa hết điện hoàn toàn nên máy đề vẫn quay, tuy nhiên bạn nghe thấy tiếng kêu xoạch xoạch và cảm nhận rõ sức ì của tiếng kêu đó. Đó là do máy đề quay chậm chạp không đủ khả năng khởi động được động cơ.

Đồng thời, khi xe ô tô đề kêu tạch tạch (hoặc xoạch xoạch 1 cách ì ạch) và bạn quan sát thấy đồng hồ táp lô nhấp nháy loạn xạ lúc hiện lúc tắt thì 99% nguyên nhân là do ắc quy của bạn đã yếu điện.

– Xe ô tô để lâu không nổ máy được

Do dịch bệnh Covid hay vì lý do nào đó khiến bạn hạn chế đi lại bằng xe ô tô của mình. Một tháng bạn chỉ đi xe 1-2 lần. Tuy nhiên sau nhiều ngày bạn không sử dụng xe, bất chợt bạn đề nổ động cơ trở lại thì không được. Trường hợp này nguyên nhân chủ yếu cũng là do ắc quy đã hết điện sau nhiều ngày tiêu hao nhưng không được bổ sung dòng điện nạp.

Bạn nghĩ rằng chỉ cần đóng cửa, tắt khóa xe là bình ắc quy sẽ không bị hết điện. Điều này không đúng! Thứ nhất do đặc tính của bình ắc quy là tự xả điện, có nghĩa là ắc quy ô tô cho dù bạn đóng hộp cất đi thì dung lượng ắc quy cũng tự giảm dần qua thời gian. Thứ hai là các dòng xe ô tô khi tắt chìa khóa không có nghĩa là không tiêu hao điện năng. Các hệ thống báo động chống trộm, ECU, định vị GPS và nhiều hệ thống điện tử khác vẫn hoạt động duy trì một cách âm thầm, tuy chúng không tiêu tốn điện năng như khi xe hoạt động nhưng thực sự chúng vẫn hoạt động. Trung bình sự tiêu hao điện năng khi ô tô ở trạng thái tắt bằng khoảng 1% so với lúc xe hoạt động.

2 lý do trên dẫn đến bình ắc quy bị cạn kiệt điện tích sau một khoảng thời gian xe không hoạt động, chỉ khi xe hoạt động thì máy phát điện mới có thể nạp đầy bình ắc quy. Đó là lý do vì sao xe ô tô để lâu ngày không đề được, không nổ máy được.

Xe ô tô để bao lâu phải nổ máy một lần?

Thật khó để có câu trả lời chính xác. Tùy thuộc vào xe của bạn có nhiều hệ thống điện tử đến đâu, bạn có lắp thêm nhiều phụ kiện tiêu tốn điện năng (ví dụ định vị xe) ngay cả khi xe không hoạt động không và bình ắc quy của bạn có dung lượng bao nhiêu, còn mới hay đã cũ đều quyết định đến sự tiêu hao điện năng của ắc quy nhiều hay ít khi xe ở trạng thái nghỉ. Nếu chúng tiêu hao điện năng nhiều thì bạn cần nổ máy thường xuyên hơn để ắc quy được nạp lại trước khi nó hết điện không đủ khả năng đề nổ xe nữa. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên nổ máy ít nhất 1 lần 1 tuần trong 25-30 phút (có đạp ga nhẹ thì càng tốt). Việc khởi động định kỳ hàng tuần này ngoài việc giúp cho bình ắc quy được nạp điện ra thì còn giúp các hệ thống điện tử trên xe được vận hành tránh bị ẩm mốc.

– Các dấu hiệu khác bạn có thể gặp

Không thấy đèn trên đồng hồ táp lô sángKhông cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng máy đề quayBật đèn pha nhưng sáng yếu hoặc không sángĐồng hồ táp lô hiện cảnh báo biểu tượng lỗi bình ắc quy

Các nguyên nhân xe ô tô không nổ máy do bình ắc quy yếu điện

Bình ắc quy bạn sử dụng đã cũ (trên 2 năm)Xe ôtô sáng đề khó nổ do bạn quên tắt đèn hoặc quên tắt một hệ thống điện nào đó để qua đêmĐầu bọp nối cáp điện và cọc bình ắc quy bị lỏngBạn để xe lâu ngày không sử dụng đếnXe ôtô khó nổ lúc máy nguội lạnh vào sáng sớm mùa đông

XEM THÊM:  Vé xe ô tô sài gòn - hà nội

Vào thời điểm nghỉ dịch bệnh lâu ngày hoặc vào những ngày lạnh trời mùa đông, hiện tượng xe ô tô không nổ được máy do yếu ắc quy xảy ra hết sức phổ biến, chiếm đến phân nửa số ca trục trặc về xe. Thời tiết lạnh luôn là kẻ thù của bình ắc quy.

Cách xử lý khi xe ô tô không đề được do ắc quy yếu

Kiểm tra đầu cáp kết nối cọc bình ắc quy có chắc chắn không, có bị han rỉ gây tiếp điện kém không. Nếu có vệ sinh sạch sẽ và siết ốc lại cho thật chặt.

Xem thêm: Các Hãng Xe Ô Tô Đức Luôn Tự Hào, 12 Hãng Xe Ô Tô Nổi Tiếng Của Đức

Ắc quy ô tô yếu điện không có nghĩa là nó đã hỏng hoàn toàn, đặc biệt là với những bình ắc quy còn mới khi bạn sử dụng chưa đến 1 năm. Bình ắc quy ít khi có tuổi thọ dưới 1 năm trừ một số trường hợp sau: sản phẩm bị lỗi, có biểu hiện bất thường như nứt vỡ phồng rộp vỏ bình; xe của bạn chạy quá nhiều (ví dụ như xe taxi hoạt động cả ngày) hoặc chạy quá ít (bình bị cạn kiệt lâu ngày mà bạn không biết để sạc lại nên bị sulfat hóa hoàn toàn).

Nếu bạn có máy sạc, bạn hoàn toàn có thể sạc lại bình ắc quy theo hướng dẫn của Phúc Khôi tại đây. Còn nếu bạn không có máy sạc thì bạn cần câu nổ bình ắc quy sau đó để động cơ xe của bạn vận hành và máy phát sẽ sạc điện lại cho bình ắc quy. Để câu nổ bình ắc quy bạn cần nhờ một chiếc xe ô tô khác bạn gặp trên đường câu bình giúp cho bạn. Bạn hãy đảm bảo trên xe của mình luôn có một bộ dây câu bình ắc quy để dự phòng khi xe chết máy do ắc quy yếu trên đường nhé. bạn có thể tham khảo tại đây cách câu nổ bình ắc quy.

Trong trường hợp bình ắc quy của bạn đã sử dụng được trên 2-3 năm và bạn thấy rằng thời gian gần đây xe ô tô đề khó nổ, lâu nổ, đề dai hơn bình thường thì có nghĩa rằng bình ắc quy của bạn đã không còn khả năng giữ điện được nữa. Lúc này, giải pháp tốt nhất là nên thay mới ắc quy.

Mẹo: Xe số sàn có thể đẩy nổ máy mà không cần câu bình ắc quy. Cách làm này cần ít nhất 2 người với loại xe nhỏ và nhiều người hơn với các loại xe lớn. Cách làm tuần tự như sau: Mở khóa điện, tắt hết hệ thống điện không cần thiết -> vào số 2 và đạp côn -> đẩy xe đạt vận tốc 10-20km/h -> nhả chân côn từ từ đồng thời đạp nhè nhẹ chân ga.

Các bạn có thể tìm đúng loại ắc quy theo hãng xe, tên xe của mình tại đây

2. Phần điện: xe ôtô không đề được do trục trặc hệ thống nạp

Ắc quy không phải là nơi khởi nguồn của dòng điện. Nguồn điện trên xe ô tô được tạo ra từ máy phát điện 3 pha. Máy phát điện vận hành bởi lực kéo của động cơ khi xe hoạt động. Nhiệm vụ của máy phát điện là cung cấp điện cho xe khi động cơ đã vận hành đồng thời nạp điện bổ sung vào bình ắc quy. Có thể ví ắc quy giống như cục pin điện thoại và máy phát điện giống như cục sạc vậy. Máy phát điện là trái tim của hệ thống nạp.

XEM THÊM:  2 xe ô tô khởi hành cùng 1 lúc

Ắc quy được sạc đầy có thể cung cấp điện năng để vận hành xe trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần nguồn điện hỗ trợ từ máy phát (khi máy phát trục trặc), tuy nhiên xe của bạn cũng sẽ sớm bị chết máy khi ắc quy bị cạn kiệt hoàn toàn. Chính vì vậy, máy phát bị trục trặc cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc ắc quy yếu hoặc hết điện. Vì tính phức tạp của nguyên nhân này nên Phúc Khôi xin được tách riêng lỗi này khỏi mục 1 – lỗi ắc quy yếu đã trình bày ở trên, tuy nhiên về bản chất trục trặc máy phát điện cũng là nguyên nhân dẫn đến xe ôtô không đề được bởi ắc quy bị yếu.

Dòng điện được tạo ra từ máy phát điện (điện áp dao động từ 13,5 – 14,7 vôn tùy vòng tua động cơ) -> nạp vào bình ắc quy -> đi đến bô bin tạo dòng cao áp khoảng 10-20 kilô vôn -> điện cao áp qua bộ chia điện -> đến bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu ở cuối chu kỳ nén đầu chu ki nổ của pít tông -> về mát (thân xe, vỏ máy phát)

Dòng điện phải luôn đi theo một vòng tròn như vậy. Khi xe vận hành dòng điện có thể đi thẳng từ máy phát đến bô bin (mô bin) cao áp mà không cần qua ắc quy, lúc này ắc quy được nạp bổ sung từ máy phát. Tuy nhiên, trước khi động cơ vận hành thì việc đề nổ lại dựa hoàn toàn vào nguồn điện dự trữ từ ắc quy. Tại thời điểm đề nổ, ngoài nhiệm vụ làm quay máy đề thì ắc quy còn cung cấp dòng điện để tạo dòng cao áp đánh lửa ở bugi. Chính vì thế, năng lượng dành cho việc khởi động động cơ là rất lớn và làm tiêu hao rất nhiều điện của bình ắc quy.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến vai trò của ắc quy và máy phát điện trong việc khởi động và vận hành động cơ để xử lý hiện tượng xe ôtô đề khó nổ hoặc xe ôtô đề không nổ mà bạn đang gặp phải. Ngoài nhiệm vụ chính này thì ắc quy và máy phát còn phối hợp cung cấp năng lượng điện vận hành toàn bộ hệ thống điện, điện tử của động cơ và thân xe khác

Nguyên nhân xe ôtô đề không nổ do trục trặc hệ thống nạp

Khi có bất kỳ trục trặc nào với hệ thống nạp thì đều dẫn đến việc ắc quy yếu điện dẫn đến một lúc nào đó không còn khả năng đề nổ động cơ được nữa. Trong trường hợp bình ắc quy của bạn còn mới, bạn di chuyển xe đều đặn thường xuyên và không quên tắt toàn bộ hệ thống điện trước khi xuống xe mà bình ắc quy vẫn bị hết điện thì rất có thể lỗi này do trục trặc hệ thống nạp. Các trục trặc phổ biến với hệ thống nạp bao gồm:

Máy phát điện 3 pha bị hỏng toàn bộ hoặc 1 phần (cháy 1 cuộn dây nào đó, hỏng bộ tiết chế, chổi than mòn, v.v.)Dây curoa (liên kết trục khuỷu động cơ và buli máy phát) bị trùng hoặc đứt. Dây dẫn điện từ máy phát đến ắc quy bị han rỉ, chuột cắn đứt.Các tiếp điểm han rỉ, bị lỏng hoặc tiếp xúc kém, v.v.

Xem thêm: Search Results For: ‘Forex O Viet Nam Covid, Winter Haven Prosthodontist

Hướng dẫn kiểm tra và cách khắc phục xe ô tô khó nổ, không nổ do trục trặc hệ thống nạp

Kiểm tra bằng mắt thường:

Việc trục trặc với hệ thống nạp trên các xe đời mới thường kèm theo cảnh báo lỗi có biểu tượng bình ắc quy trên đồng hồ táp lô.

Chuyên mục: tin tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<