Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
Xe hơi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu crossorigin="anonymous">

Xe hơi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết Xe hơi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu.

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ sẽ phạt bao nhiêu tiền? Cuộc sống hiện đại ngày càng bon chen và tấp nập, do đó tình trạng ùn tắc giao thông cũng ngày một kéo dài thêm khiến cho các tài xế thêm lo sợ về việc muộn giờ, dẫn đến việc quyết định vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Tuy vậy, một vài người vẫn chưa nắm rõ được các quy định cũng như mức xử phạt về lỗi ô tô vượt đèn đỏnày. Vì vậy bài viết sau đây của clix.vn sẽ chia sẻ cho các bạn rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Xe hơi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

1. Những quy định về lỗi ô tô vượt đèn đỏ theo Nghị định 100

Hiện nay, lướt nhanh trên các diễn đàn hay các trang tin tức xã hội, những từ khóa như: “Lỗi vượt đèn đỏ ô tô”; Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất” luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các bạn đọc giả.Thực tế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:

Điều 9.

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy, khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường, người tham gia giao thông phải nghiêm túc chấp hành theo hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể ở đây là đèn tín hiệu giao thông.

Ngoài ra, theo Nghị định100/2019/NĐ-CP, tại điểm a Khoản 5 Điều 5cũng nêu rõ: người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt nếu:”Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.Do đó, trong trường hợp nếu các bạn vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

2. Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ của ô tô

 

*

Xử phạt lỗi vượt đèn đỏ

Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu?

LỖI KHÔNG CÓ BẰNG LÁI XE PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

Về mức xử phạt của lỗi ô tô vượt đèn đỏ, được quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5Nghị định 100/2019/NĐ-CPnhư sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

XEM THÊM:  Bảng giá xe oto các loại

5. Sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Như vậy có thể thấy , theo Nghị định 100, mức phạt tiền dành cho lỗi vượt đèn đỏ của xe ô tô Nghị định 100 sẽ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này cao hơn hẳn so với mức phạt cũ của Nghị định 46 trước đây – là chỉ bị phạt từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Không những thế, bên cạnh việc bị phạt tiền thì người điều khiển phương tiện ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như dưới đây:

“11. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy có thể thấy, lỗi xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ không chỉ bị xử phạt tiền mà còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng. Vì vậy, các tài xế cần lưu ý kỹ để tránh bị xử phạt khi tham gia giao thông.

3. Một số thông tin thêm về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ của các phương tiện khác

 

*

Vượt đèn đỏ sẽ bị xử lý phạt nguội

Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy điện, xe máy hoặc các loại xe hai bánh khác tương tự thì mức phạt hiện nay được quy định tại điểm E thuộc Khoản 4 Điều 6của Nghị định 100/2019như sau:

“Điều 6. Tiến hành xử phạt người điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện), xe môtô, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

XEM THÊM:  lắp ráp xe ô tô và xe đua tốc độ cao tinitoy brick

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng (sáu trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với những người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm như dưới đây:

Điểm e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Cũng giống như lỗi vượt đèn đỏ của ô tô thì ngoài việc bị phạt tiền, các phương tiện này cũng sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, Khoản 10 Điều 6Nghị định 100/2019như dưới đây:

“10. Bên cạnh việc bị phạt tiền, khi người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như dưới đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01(một) tháng đến 03 (ba) tháng;”

Có thể thấy, người điều khiển các phương tiện này khi mắc lỗi vượt đèn đỏ ngoài bị phạt tiền thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy mức phạt áp dụng đối với các phương tiện này được đánh giá còn nhẹ hơn khá nhiều so với xe ô tô, nhưng người dân tham gia giao thông vẫn nên lưu ý để tránh bị xử phạt.

4. Những thắc mắc liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ

4.1 Vượt đèn đỏ khi rẽ phải có bị coi là lỗi và bị xử phạt không?

 

*

Vượt đèn đỏ khi rẽ phải có bị coi là lỗi và bị xử phạt không

Tín hiệu đỏ có nghĩa là cấm đi – theo điểm b khoản 3 Điều 10Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Do đó, người tham gia giao thông cần phải dừng lại ngay khi thấy đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.

Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp người tham gia giao thông được phép di chuyển khi đèn đỏ như sau:

– Khi có hiệu lệnh của CSGT

– Khi có đèn xanh báo hiệu cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;

– Khi xuất hiện biển báo cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;

– Vạch kẻ đường: trong những trường hợp không có biển hoặc không có đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Có nghĩa là khi đi trên vạch mắt võng này, chúng ta bắt buộc phải rẽ chứ không được dừng đỗ hoặc đi thẳng.

XEM THÊM:  Xe ô tô nissan 7 chỗ cũ

4.2 Lỗi vượt đèn đỏ sẽ vi phạm luật gì?

Như đã đề cập ở trên, vượt đèn đỏ được coi là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và tất nhiên sẽ bị xử phạt theo Quy định, bao gồm phạt hành chính, đồng thời với đó là hình phạt bổ sung là bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.

4.3 Vượt đèn vàng có bị coi là lỗi và bị xử phạt không?

Thực tế, vượt đèn vàng được coi là lỗi không tuân thủ quy định giao thông. Đối với người tham gia giao thông, khi thấy tín hiệu đèn vàng ( ngoại trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) thì bắt buộc phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì sẽ được phép đi tiếp.

 

*

Quan sát biển báo và đèn tín hiệu để chấp hành tốt luật giao thông

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019sửa đổi Quy chuẩn 41:2016), khi tín hiệu vàng bật sáng, người tham gia giao thông sẽ phải dừng lại ở trước vạch dừng, trong trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nhưng nếu dừng lại thì sẽ gặp nguy hiểm thì được phép đi tiếp.

Thực tế, đèn vàng được gọi là thời gian dọn nút giao, là tín hiệu đèn giao thông đặc biệt để chuyển sang đèn đỏ. Khi đèn vàng bật lên, nếu người lái xe đi vào nút giao với tốc độ cao, dừng lại sẽ gây ra những sự cố không an toàn thì sẽ được phép đi tiếp và không bị xử phạt. Ngược lại, trong trường hợp, người tham gia giao thông điều khiển xe đi từ xa với tốc độ chậm dừng lại an toàn thì phải dừng lại.

Hy vọng với những chia sẻ trên của clix.vn về vấn đề vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các quy định hiện hành, tránh mắc những lỗi không đáng có.

Chuyên mục: tin tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<