Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
Tài chính phát triển crossorigin="anonymous">

Tài chính phát triển

Bạn đang xem: Tài chính phát triển Tại Clix.vn

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết Tài chính phát triển.

Thị trường tài chính Việt Nam đến nay đã cơ bản được hình thành với đầy đủ các cấu phần của thị trường và ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Mặc dù vậy, thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá là vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và còn tiềm ẩn một số rủi ro, hạn chế cần sớm có định hướng giải quyết.

 

Phân tích những tồn tại còn hạn chế, bài viết gợi ý một số định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Bạn đang xem: Tài chính phát triển

Đặt vấn đề

Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, trong đó có thị trường tài chính (TTTC). TTTC Việt Nam đến nay đã cơ bản được hình thành với đầy đủ các cấu phần và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong huy động và phân bổ các nguồn vốn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2020, TTTC Việt Nam đã phát triển vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng, phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế.

Tuy nhiên, TTTC được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế. Do vậy, phát triển TTTC giai đoạn 2021-2030 cần chú trọng hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách và thực hiện các giải pháp để thị trường này phát triển toàn diện theo hướng lành mạnh, hiện đại, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ (TTTT) và thị trường vốn (TTV), bắt kịp những xu hướng mới của TTTC quốc tế, góp phần thực hiện tốt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quy mô thị trường tài chính Việt Namkhông ngừng gia tăng

XEM THÊM:  Cần Thơ Auto

Quy mô TTTC không ngừng gia tăng, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong đó quy mô TTV tăng trưởng mạnh và từng bước thu hẹp khoảng cách với TTTT, trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, hỗ trợ tiếp cận nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp (DN) để ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt là có thêm nguồn lực mở rộng quy mô hoặc đầu tư vào công nghệ, giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM).

TTTT ngày càng phát triển và đi vào ổn định, thanh khoản toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm, giúp tiết giảm chi phí cho DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô. Tín dụng tăng trưởng hợp lý, đáp ứng vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, đảm bảo kiểm soát lạm phát và chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vào các ngành sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Chất lượng tín dụng được cải thiện, xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011-2020 được đẩy mạnh và đạt được kết quả khả quan, tỷ lệ nợ xấu giảm, hướng tới mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Công tác tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đạt một số kết quả tích cực, cải thiện khả năng sinh lời và hiệu quả quản trị điều hành, không để xảy ra đổ vỡ lan truyền. Thị trường chứng khoán (TTCK) được tái cấu trúc mạnh mẽ, số lượng các công ty chứng khoán giảm nhưng tăng mạnh về quy mô và chất lượng, quá trình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục triển khai, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có những bước tiến đáng kể. Kết quả tái cấu trúc thị trường bảo hiểm (TTBH) khả quan, một số chỉ tiêu đã vượt mục tiêu theo Quyết định 193/2012/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTBH giai đoạn 2011-2020 và Quyết định 242/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm giai đoạn 2018-2020 định hướng đến 2025.

XEM THÊM:  Đánh giá xe Nissan Navara 2016

Xem thêm: Danh Sách 29 Hãng Xe Ô Tô Tại Việt Nam 2021, 12 Hãng Xe Ô Tô Nổi Tiếng Của Đức

Hệ thống định chế tài chính hoạt động ngày càng lành mạnh, an toàn, chuẩn mực hơn, mô hình quản trị công ty, kiểm soát rủi ro được cải tiến và dần tiệm cận thông lệ quốc tế như việc áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM. Đến tháng 11/2020, có 23/35 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công nhận đáp ứng chuẩn Basel II về tỷ lệ an toàn vốn.

Bên cạnh đó, khung khổ pháp lý cho TTTC ngày càng hoàn thiện theo hướng: (i) Tăng cường các biện pháp xử lý TCTD yếu kém; các hành vi vi phạm trên thị trường; (ii) Nâng cao tính minh bạch, kỷ luật thị trường và chuẩn mực giám sát; (iii) Tiệm cận gần hơn với thông lệ, nguyên tắc và các cam kết quốc tế; Thúc đẩy TTTC phát triển nhanh, mạnh hơn, góp phần đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính.

Một số tồn tại, hạn chế

Quy mô TTTC còn nhỏ so với các nước trong khu vực, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế. Đến cuối quý III/2020, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam tương đương 218,6% GDP, thấp hơn nhiều so với số bình quân của nhóm 5 quốc gia hàng đầu ASEAN (320% GDP). Cấu trúc thị trường chưa cân đối giữa TTV và TTTT, TTTC phụ thuộc nhiều vào TTTT – ngân hàng với gánh nặng là nguồn cung ứng vốn chính cho nền kinh tế. Hệ thống TCTD chiếm khoảng 95% tổng tài sản của hệ thống tài chính trong giai đoạn 2011-2020. Cơ sở hạ tầng TTTC Việt Nam còn hạn chế và khoảng cách so với quốc tế.

Vấn đề giám sát an toàn hệ thống còn nhiều bất cập như: Mô hình giám sát tài chính phân tán theo chuyên ngành nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính; phương thức giám sát thiên về giám sát tuân thủ, chưa chú trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro; giám sát cẩn trọng vĩ mô TTTC chưa được quan tâm đúng mức.

XEM THÊM:  Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice được nhiều DN FDI tin dùng

Bên cạnh đó, trên từng thị trường vẫn tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế riêng. Đối với thị trường ngân hàng: Quá trình xử lý nợ xấu tại các TCTD còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo; Việc tăng vốn và triển khai áp dụng Basel II trên toàn hệ thống còn khó khăn và chậm so với lộ trình đặt ra; Tình hình tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém diễn ra chậm; Sở hữu chéo tại các TCTD tuy được cải thiện nhưng chưa được xử lý triệt để…

Xem thêm: Đặt Vé Xe Ô Tô Bắc Nam : Đặt Vé Limousine, Xe, Vé Xe Khách Trực Tuyến

TTV còn tồn tại một số vấn đề sau: Cơ cấu thị phần mất cân đối lớn, chủ yếu tập trung vào các CTCK lớn, có tiềm lực tài chính mạnh; Sản phẩm trên TTV còn sơ khai, chưa đa dạng; Cơ sở nhà đầu tư (NĐT) còn hạn chế, đặc biệt là NĐT tổ chức trong nước, thiếu vắng những NĐT tổ chức, NĐT chuyên nghiệp; Thị trường trái phiếu vẫn phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thương mại, chưa hình thành hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ phòng hộ, quỹ tín thác…; Thị trường cổ phiếu dù cải thiện về quy mô nhưng nguồn vốn đi vào khu vực kinh tế thực thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) chưa lớn. Thị trường TPDN tiềm ẩn rủi ro do thiếu minh bạch thông tin. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài và mức độ thuận lợi luân chuyển dòng vốn vào/ra thị trường chứng khoán còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn ngoại.

Định hướng phát triển toàn diện thị trườngtài chính Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030

Chuyên mục: tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<