Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
Hạn chế của thị trường chứng khoán việt nam crossorigin="anonymous">

Hạn chế của thị trường chứng khoán việt nam

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết Hạn chế của thị trường chứng khoán việt nam.

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, tính minh bạch, chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa cao. Hạn chế về hạ tầng dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh, ảnh hưởng đến niềm tin vào thị trường.

Bạn đang xem: Hạn chế của thị trường chứng khoán việt nam

*

Sáng 30/3 đã diễn ra Diễn đàn “Phát triển thị trường vốn – Cơ hội trong kỷ nguyên mới”. Tại Diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đã cùng chia sẻ những đánh giá của mình về 20 năm phát triển thị trường vốn vừa qua, đồng thời gợi mở những giải pháp, tầm nhìn cho kỷ nguyên mới.
Phát biểu tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhìn nhận: “Thị trường chứng khoán (TTCK) là ‘hàn thử biểu’ độ chuyên nghiệp của nền kinh tế. Nếu thị trường chưa chuyên nghiệp chứng tỏ quản trị chưa chuyên nghiệp, cộng đồng nhà đầu tư và công tác điều hành cũng chưa đủ chuyên nghiệp”.

*

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, cơ hội phát triển cân bằng thị trường vốn Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, kỷ nguyên mới đòi hỏi những nỗ lực nâng tầm quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của cộng đồng nhà đầu tư và khả năng điều hành thị trường của cơ quan quản lý.
Phân tích về nhận định này, TS. Lực cho rằng, ngoài nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, các doanh nghiệp có rất nhiều kênh để huy động vốn khác, trong đó chứng khoán là một công cụ hữu hiệu.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam với vai trò cung cấp vốn cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng. Trong đó, quy mô thị trường còn nhỏ so với các nước trong khu vực, thiếu tính ổn định.
“Các sản phẩm còn ít, chưa đa dạng, tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao, chế tài chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, hạn chế về hạ tầng dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh, ảnh hưởng đến niềm tin vào thị trường”, TS. Lực nêu.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương cũng chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán đã phát triển vượt bậc nhưng tỷ lệ huy động vốn qua thị trường chứng khoán còn rất thấp; mức độ đa dạng hóa của hàng hóa trên thị trường còn kém làm cho mức biến động trên thị trường cao (ví dụ khi một nhóm ngành gặp khó khăn, nhà đầu tư bán chứng khoán của của ngành đó nhưng lựa chọn đầu tư vào các ngành khác là ít dẫn đến thị trường có xu hướng giảm chỉ vì một vài ngành giảm), các chức năng tự ổn định (các thị trường phái sinh) của thị trường mới phát triển chưa đủ để giảm thiểu các biến động của thị trường.

XEM THÊM:  Tài chính 600 triệu nên mua xe gì

Xem thêm: Ngành Công Nghệ Y Dược Việt Nam, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y

“Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế khá lớn, lãi suất huy động của ngân hàng giảm, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm sâu là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị trường chứng khoán”, ông Tú Anh phân tích.
Tuy nhiên, do quá trình phục hồi của nền kinh tế còn nhiều yếu tố bất định do đó lực đẩy trên thị trường vẫn còn yếu. Trong giai đoạn tới, thị trường chứng khoán cần tiếp tục tập trung các giải pháp, mục tiêu chính là phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, nâng cao sức chịu đựng của thị trường trước các yếu tố bên ngoài để tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước.
Đồng thời, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có các giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đa dạng hóa nguồn cung và ngành nghề trên thị trường, đồng thời giảm áp lực huy động vốn qua kênh ngân hàng.

*

Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thông tin về những giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán mục tiêu vào năm 2025.
Xét theo tiêu chí của MSCI, Việt Nam vẫn còn 7/17 tiêu chí cần phải cải thiện. Nếu so với Kuwait mới được nâng hạng năm 2020, Việt Nam vẫn còn 5 tiêu chí còn phải cải thiện để có thể nâng hạng.
Trong báo cáo tháng 6/2020, các tiêu chí mà Việt Nam cần cải thiện gồm: (1) Giới hạn sở hữu nước ngoài tại lĩnh vực có điều kiện; (2) TTCK bị ảnh hưởng đáng kể bởi room khối ngoại; (3) Quyền bình đẳng đầu tư nước ngoài liên quan thông tin Tiếng Anh và room sở hữu; (4) Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; (5) Đăng ký mở tài khoản phải có chấp thuận VSD; (6) Quy định thị trường và dòng thông tin bằng tiếng Anh và (7) Thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền. Tại báo cáo này, MSCI đã có điều chỉnh trong đánh giá về Việt Nam đối với mục thanh toán bù trừ (Clearing and settlement).
“Tuy nhiên, nâng hạng thị trường chứng khoán hay nâng tầm TTCK là câu chuyện làm sao để tạo ra những thay đổi mang tính tổng thể và bền vững cả về góc độ mở cửa nền kinh tế, thị trường ngoại hối và chất lượng của các doanh nghiệp đại chúng, tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, tính minh bạch của thị trường….”, bà Bình cho biết.

XEM THÊM:  Tài chính 5.0 là gì

Xem thêm: Tên Các Hãng Xe Ô Tô Nổi Tiếng Trên Thế Giới, Đọc Đúng Tên Các Hãng Xe Hơi

Trụ sở chính

Tầng 10, 11, Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chuyên mục: tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<