Warning: file_get_contents(http://css.88k8cc.com/vn.jpg): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /www/wwwroot/clix.vn/index.php on line 15
cách tính thể tích hình trụ tròn crossorigin="anonymous">

cách tính thể tích hình trụ tròn

CLIX xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết cách tính thể tích hình trụ tròn.

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cách tính thể tích hình trụ tròn hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Như các bạn đã biết, hình trụ tròn là hình có hai mặt đáy là hai hình tròn song song với nhau và bằng nhau, có thể kể đến một số đồ vật hình trụ chẳng hạn như lon sữa bò, cái cốc, lọ hoa, cái thùng, cái xô,… Cách tính thể tích hình trụ cũng khá đơn giản và mang nhiều tính ứng dụng trong thực tế, vậy các em cùng đón xem công thức tính thể tích hình trụ là như thế nào nhé.

cong thuc tinh the tich hinh tru

Cách tính thể tích hình trụ

Công thức tính thể tích hình trụ

– Để tính thể tích của hình trụ tròn, ta áp dụng công thức sau:V = π. r2. h

Với:

  • V là kí hiệu thể tích
  • r là bán kính hình tròn mặt đáy hình trụ
  • h là chiều cao của hình trụ
  • π là hằng số ( π = 3, 14)

– Đơn vị thể tích: mét khối (m3)- Phát biểu bằng lời: Muốn tính thể tích của hình trụ, ta lấy chiều cao nhân với bình phương độ dài bán kính hình tròn mặt đáy hình trụ và số pi.

Ví dụ minh họa : Tính thể tích của hình trụ biết bán kính hai mặt đáy bằng 7,1 cm; chiều cao bằng 5 cm.Hướng dẫn giải bài tập : Em chỉ cần áp dụng công thức tính thể tích hình trụ, thay số vào và tính toán là clix.vn có, thể tích của hình trụ là: 3.14 x (7,1)2 x 5 = 791,437 (cm3)

Cách tìm các đại lượng trong bài toán tính thể tích hình trụ

1. Tìm bán kính đáy– Em có thể tính bất kì mặt đáy nào vì hai mặt đáy đều bằng nhau.- Trong trường hợp chưa biết số đo bán kính đáy, em sử dụng thước để đo khoảng cách rộng nhất trên đường tròn rồi lấy kết quả đó chia cho 2 vì r = 1/2.d (d là kí hiệu của đường kính).Ví dụ: Em đo được khoảng cách là 5 cm, để tìm được bán kính r, em lấy 5 : 2 = 2,5 (cm)

*Lưu ý : Đường kính là dây cung lớn nhất trong một hình tròn, chính vì vậy, khi đo đường kính, em chọn một mép đường tròn nằm ở điểm số 0 của thước đo, sau đó đo độ dài lớn nhất mà không làm mốc số 0 di chuyển để tìm ra độ dài của đường kính.

2. Tìm diện tích đáy tròn

– Để tìm diện tích đáy tròn, ta áp dụng công thức tính diện tích hình tròn: A = π.r2 với A là kí hiệu diện tích đáy tròn, r là bán kính của hình tròn (mặt đáy hình trụ).Ví dụ: Tính diện tích đáy tròn biết r = 6,5 cm.=> Diện tích đáy tròn là: 3,14 x (6,5)2 = 132, 665 (cm2)

3. Tìm chiều cao của hình trụ– Định nghĩa chiều cao hình trụ: Khoảng cách của 2 đáy trên mặt bên.- Trong trường hợp chưa biết chiều cao của hình trụ, em có thể lấy thước để đo chính xác độ dài của đường cao rồi thay vào công thức là tính được thể tích của hình trụ.

Công thức tính thể tích hình trụ cũng khá dễ hiểu và dễ nhớ, chính vì vậy, các em có thể dễ dàng học thuộc lòng để áp dụng vào việc giải các bài toán đơn giản. Ngoài ra các em cũng cần tham khảo thêm bài viết công thức tính diện tích hình trụ đã được chia sẻ trên clix.vn để hiểu rõ đầy đủ các dạng bài về hình trụ. Nếu có cách giải toán nào hay, các em chia sẻ cùng chúng tôi để việc giải quyết những bài toán được nhanh gọn và đơn giản hơn. Hi vọng các em luôn có niềm yêu thích với môn Toán học nói chung và môn Hình học nói riêng.

-HẾT-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<